Các Câu Hỏi Truyền Giảng Tết 2016
Dưới đây là các câu hỏi dành cho thân hữu trong buổi truyền giảng Tất Niên, Chúa Nhật 7 tháng 2, 2016
1. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn xoay vần trên địa cầu từ ngàn đời nay không bao giờ thay đổi. Trật tự đó cho chúng ta biết cõi thiên nhiên xoay vần theo quy luật hay chỉ là các biến cố tình cờ?
Nếu là tình cờ thì tại sao nó không thay đổi?
Nếu là quy luật thì ai đã sắp đặt quy luật ấy?
Trả lời: Đấng Tạo Hóa (Ông Trời) đã sắp xếp như vậy.
2. Vô số người bị lạc trong khu rừng gần nhà mà không biết đường ra. Nhưng các loài chim sinh ở Bắc Cực tới mùa lạnh bay về phía Nam ấm áp rất xa. Mùa xuân, chúng bay về phía Bắc không lạc đường. Tại sao người ta khôn ngoan hơn chim rất nhiều nhưng không có khả năng định hướng như chim.
Trả Lời: Vì Đấng Tạo Hóa đã ban cho các loài chim thiên di một bản tính di truyền biết định hướng, còn người thì phải luyện tập để có kinh nghiệm.
3. Nếu cho rằng loài chim bay trên cao nên thấy đường, nhưng loài cá hồi lặn dưới nước vẫn biết đường bơi về nguồn vào mùa sinh đẻ hàng năm. Sau khi sinh, cá mẹ đều chết, cá con không ai dạy vẫn biết bơi về biển để trưởng thành, rồi đến mùa sinh đẻ chúng lại bơi hàng ngàn cây số về nguồn. Tại sao chúng có khả năng đó?
Trả Lời: Đấng Tạo Hóa đã dựng nên loài cá hồi như vậy.
4. Hoa đào và hoa mai cùng một họ. Nhưng dù trồng gần nhau, tại sao cây đào không sinh hoa mai, và cây mai không sinh hoa đào?
Trả Lời: Đấng Tạo Hóa đã tạo nên cây cối tùy theo loại. Chúng không tự thay đổi được.
5. Thuyết vô thần và thuyết tiến hóa cho rằng loài người do loài vượn đười ươi tiến hóa mà thành. Nhưng ngày nay không ai thấy có giống nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi, tức là tiến hóa nửa chừng. Bạn là người, vậy loài người của bạn từ đâu mà ra?
Trả Lời: Loài người do Đấng Tạo Hóa dựng nên. Không phải từ vượn đười ươi tiến hóa thành.
6. Tại sao ngày Tết nhiều người Việt tin tưởng những chuyện hên, xui, may, rủi, và các thói tục cữ kiêng? Những điều tin tưởng đó từ đâu ra và ảnh hưởng trên bạn như thế nào?
Trả Lời: Từ truyền thống mê tín của các tôn giáo Đông-phương.
7. Người ta ai cũng nổi giận khi bị mắng là đồ khỉ đột, đồ con heo, đồ chó, đồ ngựa, đồ rắn rít, đồ dê, đồ mèo mả gà đồng, vv. Nhưng cứ đến tết âm lịch thì vô số người Việt tự xưng mình là con heo, con ngựa, con chuột, con khỉ, con chó, con trâu, con rắn, vv. Theo ý kiến của bạn, thì giữa con người với 12 con thú đó, loài nào là cao trọng, qúy báu, thích hợp, và thực tế hơn hết?
Trả Lời: Chúng ta là con Người, không phải loài thú.
8. Người Việt gọi Đấng Tạo Hóa là Ông Trời; người ta sống nhờ khí trời, uống nước trời, ăn cơm trời, mong sẽ được ơn trời, kêu trời khi khổ nạn. Nhưng không có bao nhiêu người Việt biết thờ kính Ông Trời. Bằng chứng là người ta hay réo: Trời ơi! Hoặc quá chút xíu thì nói là: Quá trời! Theo ý bạn Ông Trời sẽ nghĩ sao về điều đó?
Trả Lời: Đó là một tội lớn.
9. Ngày cuối năm, nhiều người Việt thành tâm nấu dọn thức ăn lên bàn thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời. Sau khi cúng, thức ăn còn nguyên thì tin là linh thiêng, nếu đồ cúng bị biến mất thì sợ hãi không dám ở nhà ấy nữa! Theo ý bạn, sự tin tưởng đó đúng sai như thế nào?
Trả Lời: Chỉ là tục lệ lưu truyền từ tổ tiên mà không có gì chứng minh được tổ tiên về hưởng.
10. Nếu bạn có tin theo một tín ngưỡng, giữa việc biết chắc bạn sẽ được về nơi vĩnh phước ở thế giới bên kia, không biết gì hết, hoặc chỉ mang một hi vọng mong manh, bạn tin như thế nào? Xin giải thích câu trả lời của bạn.
Trả Lời: Hầu hết người sống trên đời đều không biết sẽ có gì xảy ra ở đời sau.