Hậu Quả Tội Lằm Bằm

Dân-s-ký, bài 06

Dân số ký 11:1–35

Thói nết tệ hại của người ta là hay lén lút nói xấu người mà họ không ưa, ghét hoặc bất mãn vì sự việc không theo ý họ muốn. “Bấy giờ dân chúng phàn nàn và điều đó khiến Đức Giê-hô-va không hài lòng. Đức Giê-hô-va nghe và cơn thịnh nộ Ngài nổi lên” (1).

Ý nghĩ chủ quan của loài người thường tưởng rằng chẳng ai biết được việc họ lén nói xấu người khác cả. Bài học đắng cay mà dân Israel nhận được là Đức Chúa Trời biết hết mọi việc và Ngài giáng tai hoạ ngay tức khắc, vì Chúa đã cảnh cáo trước cho Môi-se rồi:

Nầy, Ta sai một thiên sứ đi trước con để gìn giữ con trên đường đi và đưa con vào nơi Ta đã chuẩn bị. Trước mặt thiên sứ, hãy cẩn thận và vâng lời người. Chớ nổi loạn chống lại người, vì người sẽ chẳng tha sự phản bội của các con đâu, vì Danh Ta ở trong người”(Xuất Ai-cập 23:20–21).

Ngoài rìa trại quân là nơi bị tai hoạ trước nhất; vì có lẽ những người ở khu vực đó xầm xì lời càu nhàu nghịch lại Chúa, hoặc Chúa bày tỏ sự nhân từ bằng lửa cảnh cáo để không ai bị chết. Vì nếu lửa phát ngay trung tâm thì sẽ thiêu nuốt nhiều mạng người.

Lửa của Đức Giêhôva” có thể từ trụ lửa ban đêm, hoặc là bị sét đánh cháy. Khi dân chúng kêu cứu và Môi-se cầu xin thì tai hoạ dừng lại (2).

Taberah” có nghĩa là cháy hoặc thiêu đốt (3), là tên mà dân Israel đặt cho nơi đó; có tên khác đồng một nghĩa cũng được đặt là Kibroth-hattaavah.

Bọn dân tạp trong dân Israel thèm muốn thức ăn đến nỗi dân Israel lại than khóc rằng: ‘Ai sẽ cho chúng tôi ăn thịt?’” (4).

Dân tạp là những người không thuần chủng Israel, họ thấy quyền phép của Đức Chúa Trời qua mười tai hoạ xảy đến cho Ai-cập nên đã chạy theo Israel; người bị kể là dân tạp vì là con của mẹ người Hê-bơ -rơ nhưng cha là Ai-cập, hoặc cha là các dân tộc nào khác sinh sống ở Ai-cập.

Những người thuộc dân tạp không chân thành kính sợ Đức Chúa Trời. Họ là mầm mống gây rối loạn và dẫn dụ dân Israel phạm tội. Tuy Israel đã ra khỏi Ai-cập, nhưng ảnh hưởng của cuộc sống tại Ai cập chưa ra khỏi lòng họ. Nỗi tiếc nuối ấy bị bọn dân tạp thúc giục thêm nên họ than khóc đòi ăn thịt.

Thịt,’ mà họ đòi ăn (4) là ‘basar,’ có nghĩa là ‘.’ Vì dân Israel dẫn bầy thú của họ đi theo ra khỏi xứ Ai-cập. Những con thú ấy vừa dùng làm sinh tế vừa là thực phẩm cho họ nữa. Mặc dù họ không giết thịt để ăn mỗi ngày nhưng không phải là không có thịt. Thứ họ không có giữa hoang mạc là cá, dưa, củ kiệu, hành, và tỏi (5).

Loại đồ ăn mà bọn dân tạp thèm muốn nơi hoang mạc là hình bóng các thú vui trần gian không có trong Hội-thánh. Nhiều tín hữu giống như thế, than vãn về sự khô khan của những bài học Kinh-thánh, thức ăn cho sự sống tâm linh; họ thèm khát được thoả mãn sự ưa thích của xác thịt qua các phương tiện giải trí trần tục.

Dư luận của đám đông thường có sức mạnh lôi cuốn quần chúng. Sự than thở của dân Israel bắt nguồn từ sự bất mãn. Gần một năm qua, họ sống nhờ bánh từ trời, nhưng quên rằng họ chẳng cần làm gì hết mà vẫn có thức ăn nuôi mình:

Bây giờ thể xác chúng tôi hao mòn, không có gì ăn hết, chỉ thấy mana mà thôi” (6). Họ có chế biến gì đi nữa thì cũng vẫn là mana. Nhưng nếu không có mana thì toàn dân Israel phải chết đói trong hoang mạc (7-9).

Các lời nói tiêu cực lan rất nhanh vì “mọi người đều khóc lóc trước cửa trại mình” (10). Việc nầy xảy ra lúc đám mây dừng lại ở Pa ran cho dân Israel hạ trại sau ba ngày đi đường.

Thái độ ấy của dân Israel khiến cơn thịnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi bừng lên làm cho Môi-se vô cùng buồn bực. Ông than thở với Chúa về trách nhiệm quá nặng không chịu đựng nổi (11–15).

Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: ‘Hãy họp bảy mươi người trong số trưởng lão Israel, tức là những người con nhìn nhận là các trưởng lão và nhà lãnh đạo dân chúng. Hãy dẫn họ đến Lều Hội Kiến để họ đứng tại đó với con’” (16).

Trụ mây trên mái Đền Tạm bây giờ hạ xuống trước cửa Lều Hội Kiến, và Đức Giê-hô-va lấy Thần của Ngài đang ngự trên Môi-se mà ban cho bảy mươi trưởng lão, để họ có thể mang bớt gánh nặng của Môi-se (17).

Thần của Đức Giê-hô-va chỉ có một. Nhưng chữ “Thần” (Spirit) ở chỗ nầy thường dùng để nói về Ân-tứ của Thần Đức Chúa Trời (Charismata); cho nên, không phải Môi-se bị lấy bớt “Thần,” nhưng là các ân tứ đặc biệt đã ban cho Môi-se bây giờ cũng được ban cho bảy mươi trưởng lão. Tuy nhiên, họ được ban đến mức nào thì không thấy đề cập tới.

Ngài lại bảo Môi-se truyền cho Israel phải dọn mình thánh sạch để Ngài ban thịt cho họ ăn suốt một tháng. Ăn cho đến chừng nào thịt tràn ra lỗ mũi và chán ngấy mới thôi (18–20a).

Chúa sẽ làm điều đó để trừng trị những kẻ trách móc: ‘Tại sao Chúa đem chúng tôi khỏi Ai-cập làm chi?’ và chối bỏ Đấng đang ngự giữa họ (20b). Có nhiều lúc tín hữu cũng nói những lời trách cứ vô ơn đối với Đấng đã cứu vớt mình và đang ngự trong lòng mình.

Nghe rằng Chúa sẽ cho họ ăn thịt cả tháng, Môi-se chưa hiểu nổi, nên thưa: “Con đang đứng giữa một dân có sáu trăm ngàn đàn ông mà Ngài bảo rằng: ‘Ta sẽ phát thịt cho chúng ăn trọn một tháng.’ Nếu người ta giết hết chiên và bò, liệu có đủ cho họ không? Nếu người ta bắt hết cá dưới biển, liệu có đủ cho họ không?” (21– 22).

Một người như Môi-se đã từng chứng kiến quyền phép kinh khủng của Chúa, nhưng khi phải đối diện một thực tế vượt quá sự suy tưởng, thì ông không dám tin liền.

Đức Chúa Trời phải rất kiên nhẫn với Môi-se: “Tay của Đức Giê-hô-va quá ngắn sao? Con hãy chờ xem điều Ta phán với con có trở thành sự thật không!” (23).

Môi-se thuật lại lời của Đức Giê-hô-va cho dân chúng rồi tập họp bảy mươi trưởng lão ở Lều Hội Kiến. Chúa thi hành điều đã phán, nên “khi Thần ngự trên bảy mươi trưởng lão thì họ nói tiên tri,” nhưng việc nói tiên tri của họ không tiếp tục luôn (24–25).

Chi tiết nói tiên tri nầy làm sáng tỏ tác động của Thần Đức Chúa Trời trên người được Thần ngự (Giô-ên 2:28; A-mốt 3:8b; 1Samuel 19:20–24; Công-vụ 19:6).

Vậy nói tiên tri là gì? Khi Kinh-thánh dùng chữ nói tiên tri cho người được ‘Thần Đức Chúa Trời’ ngự trên thì không phải là nói về những việc tương lai nhưng là ca ngợi về những sự mầu nhiệm của Chúa và công bố ý chỉ của Ngài.

Hai trưởng lão còn trong trại quân cũng được Thần ngự nên họ cũng nói tiên tri (26–27). Giô-suê, phụ tá của Môi-se, xin ông cấm không cho họ nói tiên tri (28–30).

Ước gì mọi mục sư thời nay mang tâm tình như Môi-se, không tị hiềm với các tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh và ân tứ đặc biệt (29). Nếu nhiều tín hữu trong Hội-thánh được đầy dẫy Đức Thánh Linh, thì công việc của mục sư trở nên dễ dàng biết bao!

Mọi con cái Chúa hãy khao khát và cầu xin Chúa đổ Thần của Ngài trên mình, để anh chị em có thể phục vụ Chúa một cách đầy hiệu quả và trợ giúp mục sư của mình rất hữu hiệu.

Hãy mường tượng xem tình trạng truyền giáo của một Hội-thánh địa phương sẽ ra sao, khi Hội-thánh ấy có nhiều tín hữu thật sự được đầy dẫy Đức Thánh Linh! Nếu không thật lòng ước ao thì sẽ không thể thay đổi tình trạng hiện tại.

Đức Chúa Trời ban cấp thịt cho dân Israel ăn bằng cách khiến một trận gió đùa chim cút từ biển về hướng trại quân và rải chim cút chung quanh trại quân, mỗi bên rộng khoảng một ngày đường và từ mặt đất trở lên dày khoảng hai cubits (31).

Số lượng chim cút như vậy thì không ai đếm nổi. Bởi vì một ngày đường đi bộ trong hoang mạc thì dài khoảng mười dặm. Hai cubits dày khoảng một thước tây. Chim cút có thể bị gió đùa bay đến đáp chung quanh trại, hay bị gió mạnh ném chúng sa xuống đất.

Dân chúng đứng dậy nhặt chim cút trong ngày đó, đêm đó và cả ngày hôm sau. …Họ căng ra phơi chim cút chung quanh trại quân. Trong khi thịt vẫn còn trong miệng chưa nhai, thì cơn giận của Đức Giê-hô-va nổi bừng lên với dân chúng, và họ bị Ngài trừng phạt bằng một tai hoạ nặng nề. Nơi nầy được đặt tên là Kibroth-hattaavah, vì tại đó người ta chôn một đám dân tham ăn” (32–34). Nhiều người Israel bị phạt án chết vì phạm luật ăn thịt còn máu.

Người ta không thể biết được sự toàn năng của Đức Chúa Trời. Chúng ta tin Chúa chúng ta có dư sức ban cấp cho con cái Ngài mọi điều cần dùng. Chúng ta chỉ cần tin cậy Ngài hoàn toàn thì mọi việc đều sẽ hanh thông.

Bài học Kibroth-hattaavah đã theo Israel tới những chặng đường kế tiếp (35). Nhưng họ còn phải học thêm nhiều điều về tánh hay phản loạn của họ.

Dansoky06.docx
Rev. Dr. CTB